Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Bệnh chàm da ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị


Hỏi đáp: 

Chào Bác sỹ Kiệm,Con tôi hiện nay được 7 tháng tuổi, cháu bị bệnh chàm da đã 2 tháng nay. Bệnh làm cháu ngứa ngáy nên rất hay quấy khóc làm tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân bệnh chàm da ở trẻ em và chỉ cho cháu cách điều trị bệnh này. Cảm ơn bác sỹ rất nhiều! (Lan Anh - Hưng Yên).

Bệnh chàm da ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị  1

Bệnh chàm da ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời sẽ xảy ra biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Trả lời:

Chào em, Bác sỹ Kiệm xin trả lời câu hỏi nguyên nhân và cách điều trị bệnh chàm da ở trẻ em như sau:


 1. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm da ở trẻ em.


Bệnh chàm da trẻ em hay còn gọi là viêm da cơ địa trẻ em, rất phổ biến vào mùa đông. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm da ở trẻ em có rất nhiều nhưng phát sinh do hai yếu tố là cơ địa và dị ứng nguyên. Cơ địa thì có thể do gia đình bệnh nhân có người bị chàm. Dị ứng nguyên là do người bệnh dùng các thuốc hay gây phản ứng phụ, do ngành nghề, dùng mỹ phẩm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, ăn các thực phẩm gây kích ứng…

– Da khô có xu hướng dị ứng chàm thường xảy ra đối với trẻ có làn da khô màu đỏ, nghèo lipid và cấu trúc da quá kín khít. Vì vậy da bé dễ bị tổn thương hơn và cho phép sự thâm nhập của các tác nhân bên ngoài dẫn đễn quá trình da bị viêm. Sự phá hủy hàng rào chắn này sẽ dẫn tới những phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch được đặc trưng bởi chàm dị ứng.


Bệnh chàm da ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị 1
Bố hoặc mẹ bị bệnh chám thì tỉ lệ con mắc bệnh chàm da ở trẻ em cao hơn những cặp bố mẹ bình thường.

– Chàm có thể bắt nguồn từ tiền sử gia đình hoặc do kích thích bởi hóa chất, chẳng hạn hóa chất được tìm thấy trong bột giặt. Vì thế, cần chọn các sản phẩm giặt giũ dành cho làn da nhạy cảm của bé.

– Thời tiết ít độ ẩm gây khô da là nguyên nhân chính của bệnh chàm.

– Lông vật nuôi khiến bệnh chàm nặng hơn. Do đó, bạn không nên nuôi vật nuôi trong nhà. Nếu có, những chú cá cảnh là hợp lý nhất.

– Chế độ ăn uống và bệnh chàm: Đôi khi chàm là triệu chứng của dị ứng thực phẩm. Thông thường, chàm có thể do trứng hoặc sữa bò.

>>>Xem thêm: Phân biệt nấm tổ đỉa và bệnh ghẻ 

– Bụi và bệnh chàm: “Bụi bẩn làm nặng thêm bệnh chàm” – Lindsey Macmanus (chuyện gia dị ứng từ Anh) cho biết. Bà khuyến cáo cha mẹ nên dùng giẻ ẩm để lau dọn nhà và đầu tư vào một bộ lọc không khí.

– Quần áo và bệnh chàm: Trang phục vải tổng hợp hoặc len có thể kích ứng làn da nhạy cảm. Vì thế, cần lựa chọn quần áo cotton và giữ làn da bé luôn thoáng mát. Đối với ga gối cũng nên chọn chất liệu tương tự. “Bỉm” được khuyến nghị nếu con bạn bị chàm vì nó hút chất lỏng tốt, ngăn chặn làn da nhiễm khuẩn và trở nên đau.


phòng tránh bệnh chàm da ở trẻ em  1
Khi trẻ bị mắc bệnh chàm da tuyệt đối không cho bé ăn hải sai, thịt bò,...

Dựa vào biểu hiện lâm sàng bệnh chàm da ở trẻ em có thể chia ra làm 2 giai đoạn: bệnh chàm thể tạng trẻ còn bú (dưới 2 tuổi) còn gọi viêm da cơ địa nhũ nhi và bệnh chàm thể tạng thời niên thiếu (trên 2 tuổi). Viêm da cơ địa nhũ nhi thường xuất hiện vào lúc 3 tháng tuổi, bắt đầu là những ban đỏ ngứa 2 má sau đó hình thành mụn nước li ti như rôm, giập vỡ tạo vảy tiết và lan ra vùng trán, cằm, cổ và mặt duỗi cẳng tay, cẳng chân. 


Mông và vùng quấn tã lót hoàn toàn không bị bệnh. Nếu không điều trị bệnh có thể dẫn đến đỏ da toàn thân, nhiễm khuẩn thứ phát, gãi cào nhiều tạo thành những mảng da dày rất khó điều trị. Nếu bệnh chàm thể tạng nhũ nhi không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến bệnh chàm thể tạng thời niên thiếu. Bệnh chàm da ở trẻ em mang tính chất mạn tính: khô da, dày da, bong vảy ở vị trí sau tai, mi mắt, cổ, mặt duỗi cẳng tay và khoeo chân, cổ chân. Ngứa, gãi càng làm cho bệnh nặng hơn, ngoài ra len dạ, lông thú là chất kích thích ngứa tăng lên.


2. Cách điều trị bệnh chàm da ở trẻ em.


Về điều trị bệnh chàm da ở trẻ em này, tùy theo giai đoạn của bệnh mà thầy thuốc có phương pháp điều trị thích hợp. Bạn nên đưa con đến những cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám cẩn thân, và đưa ra cách điều trị cụ thể, chi tiết cho bé.

Tuy nhiên, để bé có thể khỏi bệnh thì bạn nên tìm những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để trị bệnh chàm cho trẻ. Bên cạnh đó, trong chế độ ăn uống bạn nên kiêng khem trứng, tôm, cá, ... trong quá trình điều trị và nên cắt móng tay để tránh bị tổn thương khi bé khi gãi.

Trên đây là tất cả câu trả lời cho thắc mắc về bệnh chàm da ở trẻ em bạn Lan ANh. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ qua:


  • B/s Kiệm: 0972.369.842 (Khách hàng gửi ảnh qua Zalo/ Viber/Facebook hoặc Gmail: namtodia@gmail.com)
  • Cơ sở 1: Số 21 ngõ 232 Tôn Đức Thắng, Hà Nội (BS Kiệm 0967.236.390)
  • Cơ sở 2: Số 87 ngõ 559 Kim Ngưu, Hà Nội (Ms.Phương 0947899468)

để được bác sĩ tư vân tận tình cho bạn. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét