Mang thai là 1 quá trình diễn ra nhiều biến đổi trong cơ thể người phụ nữ, điều này biểu hiện không nhỏ qua sự thay đổi ở làn da. Với những người có tiền sử mắc các bệnh ngoài da thì không nói nhưng có những người da dẻ bình thường vậy mà khi mang thai lại mắc chứng tổ đỉa. Vậy bệnh tổ đỉa khi mang thai có đặc điểm gì, làm thế nào để phòng ngừa và điều trị nó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh tổ đỉa khi mang thai
Các nhà khoa học đã chứng minh, căn bệnh tổ đỉa khi mang
thai hình thành là do những thay đổi về miễn dịch, chuyển hóa của mạch máu và nội
tiết. Với những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì chỉ 1 chút thay đổi về thời tiết
cũng có thể khiến họ bị viêm da.
Trường hợp bạn đã từng bị tổ đỉa trước đó thì nguy cơ tái
phát bệnh khi mang thai càng cao hơn. Đồng thời, khi mang thai, tâm lý chị em
thay đổi thất thường, dễ rơi vào tình trạng stress, trầm cảm, hệ miễn dịch bị
suy yếu dẫn đến vi khuẩn gây bệnh có nhiều cơ hội tấn công hơn.
Các vùng da bị mọc tổ đỉa ở phụ nữ mang thai không chỉ xuất
hiện ở những vị trí thường thấy như lòng bàn chân, bàn tay hay các kẽ ngón. Chị
Hoàng Lan (Thạch Thất, Hà Nội) cho biết: “Bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ là
tôi đã cảm thấy da dẻ khắp người bị khô, những vết rạn trên bụng bắt đầu xuất
hiện thì là bình thường nhưng đằng này, bắp chân tôi nổi nhiều mụn nước, mẩn ngứa
rất khó chịu. Tầm 1 tuần sau thì chúng bong ra để lại lớp da sần sùi, mang thai
nhan sắc đã đi xuống mà còn thêm căn bệnh này khiến tôi mất hẳn sự tự tin, chẳng
dám mặc váy đi làm nữa.” Tình trạng chị Lan gặp phải cũng là nỗi lo lắng của
không ít thai phụ, vậy họ phải làm sao lúc này?
- Biện pháp điều trị bệnh tổ đỉa khi mang thai an toàn, hiệu quả nhất
Khi mang thai việc dùng kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào
đều là điều cần kiêng kỵ, tuy nhiên không vì vậy mà bạn bỏ mặc, để cho bệnh
phát tán liên tục. Một số cách trị bệnh tại nhà được các chuyên gia gợi ý là:
1.
Bạn có thể áp dụng những bài thuốc dân gian chữa
bệnh tổ đỉa từ lá đào, lá trầu không hay các loại thảo dược khác. Chỉ cần đun
các nguyên liệu này cùng nước rồi ngâm vùng da bị tổn thương vào cũng giúp cải
thiện đáng kể những cơn ngứa ngáy khó chịu đấy.
2.
Nếu không có thời gian thì bạn cũng có thể sử dụng
các loại thuốc bôi bán sẵn có nguồn gốc từ các loại dược liệu lành tính nhưng
hãy chú ý mua hàng của cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng nhé.
3.
Hằng ngày nếu làm việc nhà bạn cần tránh tiếp
xúc trực tiếp với các hợp chất tẩy rửa, cọ nhà vệ sinh hay nhà bếp, hãy đeo
găng tay và khẩu trang khi sử dụng chúng.
4.
Khi mang thai bạn cũng cần chú ý bổ sung đủ dinh
dưỡng với tất cả các nhóm vitamin để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể,
ngăn ngừa bệnh tấn công nhé.
5.
Trường hợp thấy bệnh mãi không khỏi hoặc tái
phát liên tục thì hãy đi thăm khám da liễu nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét